image banner
Di tích – Danh thắng

“ Nhà Trăm Cột”
bangcongnhan.jpg

I. Tên gọi của di tích:

Nhà Ông Cả trước đây có tên gọi là Nhà Ông Hội Đồng vìông Trần Văn Hoa là người xây dựng ngôi nhà này lúc đó giữ chức Hội Đồng. Sau đó ông Trần Văn Miên (con ông Trần Văn Hoa) giữ chức Hương cả. Từ đó ngôi nhà này được gắn với cái tên của ông Miên (Hương cả Đô) thường gọi là ông Cả.

Ngôi nhà còn được gọi là nhà trăm cột vì được làm bởi rất nhiều cột (120 cột)

II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:

nhaongca.jpg

Nhà Ông Cả nằm ở ấp Trung xã Long Hựu, nay gọi là Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, cách thị trấn Cần Đước 10km về hướng Đông.

Từ thị trấn Cần Đước đi theo tỉnh lộ 50, 3km đến ngã ba kinh, đi theo hương lộ 23, 4km đến đò kinh, qua đò đi tiếp 3km nữa đến Ủy ban nhân dân xã Long Hựu Đông. Từ đây có con đường đi vào ấp ở phía tay phải khoảng 200m là đến ngôi nhà.

III. Sự kiện- nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:

trongnha.jpg

Theo lời kể của ông Trần Văn Ngộ, chủ nhân hiện tại của ngôi nhà thì nhà Ông Cả đã tồn tại được 91 năm. Người xây dựng ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa cư ngụ tại địa phương, lúc bấy giờ đang giữ chức Hội Đồng Quận. 

Đầu tiên ông Hoa phải bỏ ra vài trăm để chuẩn bị nguyên vật liệu, mua gỗ từ trên rừng về, mua gạch ngói ở Bình Dương (Sông Bé).Sau đó ông thuê một nhóm thợ chạm nổi tiếng ở Miền Bắc (15 người) vào làm ròngrả trong 3 năm thì hoàn thành. Ngôi nhà được làm bằng loại gỗ tốt (cẩm lai vàgỗ đỏ) nên rất bền. Từ khi xây dựng cho đến nay ngôi nhà được sửa chữa một lần vào năm 1969 do ông Trần Văn Miên đời con ông Hoa làm. Thời gian sửa chữa 10ngày và chi phí hết 4 lượng vàng. Chủ yếu sửa chữa phần trước ngôi nhà, xây lạitường, lắp các cánh cửa, lát gạch tráng men ở hàng hiên và làm lan can phíatrước.

Ở phía sau ngôi nhà lớn này, trước đây còn có một ngôi nhà ngang dài 20m, rộng 8m. Nhà có khoảng 30 cây cột gỗ cẩm lai, mái lợp ngói âm dương, được xây dựng đồng thời với ngôi nhà lớn năm 1952 Ông Trần Văn Miên(Tự Đô) đã bán cho người hoa ở kinh nước mặn với giá 20 ngàn đồng. Khoảng đất đó hiện nay vẫn bỏ trống không được xây dựng gì.

Từ đó đến nay, ngôi nhà đã trảiqua năm đời con cháu cai quản theo thứ tự sau:

- Ông Trần Văn Hoa – đời ông

- Ông Trần Văn Miên (Hương cả Đô) – đời con

- Ông Trần Văn Ngộ - đời cháu

Vào thời điểm lúc bấy giờ khi mà nhân dân lao động xung quanh còn ở những mái nhà lợp lá thì ngôi nhà ông Cả nổi bật lên vì vẻ đẹp và sự sự sang trọng của nó. Ngôi nhà khẳng định địa vị của chủ nhân là một quanchức quan trọng trong xã hội, nó cũng tỏ thanh thế uy quyền của ông chủ đối với nhân dân trong vùng.

Nhà ông Cả được xây dựng lên với mục đích chủ yếu là để có chứ không thể cúng thần nào cả.

IV. Loại di tích:

Nhà Ông Cả là một di tích kiếntrúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc dân dụng.

V.Khảo tả di tích:

Nhà Ông Cả nằm ở ấp Trung, xã Long Hựu Đông, bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, đều giáp với các hộ dân cư ở ấp này toàn bộ diện tích của ngôi nhà, luôn cả đất vườn xung quanh là 3.456m. Riêng diện tích của ngôi nhà là 460,81m2 nhà được xây dựng theo kiểu chữ đinh(j) có hai cổng đi vào ở hướng Đông và hướng Nam. Cổng được xây bằng xi măng bên trên có mái che (hiện nay mái che không còn nữa) lối đi từ cổng vào đến bậc thềm được lát gạch. Nền nhà cao 92cm, được cẩn đá hộc và xi măng, xung quanh có5 bậc tam cấp để lên xuống. Nền nhà được lát gạch hình lục giác màu nâu. Ngôi nhà có tất cả là 120 cột bằng gỗ cẩm lai (68 cột tròn và 52 cột vuông) các cột  tròn được phân bổ thành 6 hàng ngang; cột được bào nhẵn. Hàng cột cao nhất (có trang trí bao lam) cao 4,90m, đường kính 25cm, còn cột vuông được phân bố chủ yếu ở các vạch tường và hai bên chái phía sau.

Nhà gồm có 5 gian, 2 chái, ở phía sau 2chái nhà đối xứng nhau qua 1 cái hồ khô không nước, có diện tích là 69,52m2.Bờ thành của hồ cũng chính là chiều cao của nền nhà ở phần này (8,5cm). Một bức vách chạy ngang nhà (ở phần giữa) ngăn ngôi nhà lớn ra thành phần trước và phầnsau, được thông nhau qua một cái cửa phía bên trái. Mái nhà được lợp ngói âm dương, bên dưới lợp ngói thì có quét vôi cho đẹp. Các bức vách xung quanh đềubằng gỗ. Mỗi đầu gồm kèm nhiều chạm khắc hình rồng. Ở phần giữa của cây kèo,nơi tiếp với đầu cột, chạm một bông hoa nổi lớn, các thanh xà đều trang trí hoa văn.

Ở hàng cột cao nhất phía trước ngôi nhà,giữa các khung cột  được trang trí 3 bao lam, phần trung tâm của bao lam ở giữa chạm hình chim phụng, hai bên thì chạm hình mai liên điểu. Ở phần trung tâm hai bao lam hai bên chạm hình con chimcông và hai bên là hình chim muông thú hao lá cỏ cây rất công phu. Phía trêncác bao lam là một tổ hợp chạm trổ điêu khắc gồm nhiều mảnh gỗ hình vuông, hình chữ nhật ghép lại thành bức vách, các mảnh này được chạm khắc hình chim muông thú cỏ cây rất điêu luyện. Một vài mảnh được khắc xà cừ rất đẹp.

Tóm lại, toàn bộ phần trang trí là một bứctranh sinh động. Nhìn vào đó chúng ta có cảm giác như đang đứng trước một khung cảnh thiên nhiên hết sức tươi đẹp. Bàn tay nghệ nhân điêu khắc đã thay nhà họa sĩ biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành những sinh vật có linh hồn. Chính mảnh điêu khắc này là nơi tập trung cao nhất về giá trị nghệ thuật của ngôi nhà vì nó đã được nghệ nhân tập trung toàn bộ tài năng để thực hiện.

VI.Các hiện vật trong di tích:

dennha.jpg

goqui.jpg

Những đồ vật trong ngôi nhà ông Cả có niên đại với nó đều được làm bằng loại gỗ rất quí (cẩm lai và gỗ đỏ) và được chủn hân qua các đời bảo quản rất tốt.

Phần chính của ngôi nhà được bày 3 bàn thờ bằng gỗ, bên trên có đặt các lư hương bằng đồng và đặt các tấm ảnh những người đã khuất. Hai bên có câu đối bằng chữ nho. Bên tả “ Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh” (tạm dịch: trong sự vận động của trời đất vào mùa xuân, mầm trúc nhú lên, cây mai thanh mảnh tạo nên 1 cảnh đẹp), “ Hương sơn y thắng cuộc liễu phi điểu khảo tráng kỳ quan” (tạm dịch: nhìn về núi dựa vào những cảnh đẹp cùng với những cảnh chim bay cũng tạo thành một kỳ quan).

Ở phía trước bàn thờ được bố trí một bộ phận ghế trường kỷ, một bộ bàn tròn và 2 bộ bàn ghế hình chữ nhật. Phía bên phải có đặt một bộ bàn tròn, một bộ sa-long (mặt bàn hình hạt xoài). Có 4 bộván, 7 cái tủ, 3 cái giường đôi được bố trí rải rác trong nhà. Ngoài ra còn 3 tủ sắt để đựng tiền đã bị hư. Ở gian thờ trên 1 thanh sàn có 3 tấm liễn mà người ta tặng ông chủ lúc ăn tân gia. Tấm giữa được sơn son thiếp vàng có 4 chữ nho: “ Sơn trang cổ tận” (núi cao không dứt). Hai tấm 2 bên có dòng chữ giống nhauđược khảm xà cừ “ Thiện cực lạc” làm việc thiện rất vui). Các đồ vật này hiệnnay vẫn còn được giữ nguyên vẹn trong di tích

VII.Giá trị di tích:

Nhà ông Cả là một ngôi nhà tư nhân được xây dựng lên., với mục đích là để ở. Nó không gắn với sự tín ngưỡng của một tôn giáo nào cả. Nhưng nó lại có giá trị nghệ thuật kiến trúc điêu khắc. Từ việc chọn những con vật, cái cây hoa lá để thể hiện, cho đến các đường nét chạm khắc mềm mại, mảnh mai đến hồi hộp, người thợ đã gởi tất cả tâm hồn yêu thiên nhiên của mình vào đây, nó thu hút người xem và tạo cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng đồng thời cũng tạo một tấm lòng cảm phục trước sự điêu luyện tài tình của bàn tay người thợ điêu khắc đã bài trí trên khung cảnh nghệ thuật này.

Ngôi nhà của ông Cả là tư liệu rất phong phú, sinh động cho việc nghiên cứu của những người làm công tác nghiên cứu về loại hình nghệ thuật điêu khắc. Ngoài ra ngôi nhà còn có giá trị về mặt niênđại, nó đã tồn tại gần một thế kỷ nay (91 năm) chỉ trừ phần sau còn phần trước của ngôi nhà, các cột, kèo, xà, các bức vách gần như còn nguyên vẹn.

VIII.Tình trạng bảo quản di tích:

Ngôi nhà của ông Cả sở dĩ tồn tại được lâu như vậy là do được làm bằng loại gỗ tốt. Hơn nữa ngôi nhà luôn có người ở. Các đời con cháu ông nối tiếp nhau ở đây và giữ ngôi nhà. Tuy vậy do thời gian quá lâu, ngôi nhà thì lớn mà chủ nhân không có biện pháp chống mối mọt một cách liên tục nên để cho tình trạng ngôi nhà xuống cấp một cách đáng tiếc. Chỉ cóphần trước ngôi nhà là được bảo quản tốt. Còn phần sau thì chái bên phải còn sử dụng để ở. Chái bên trái thì gần sụp đổ nên chủ nhân bỏ hoang không ở nữa. Ởphần này ngói bị vỡ gần hết, gỗ bị mối ăn, sàn gạch bị bong lên, có nơi sàn bịsụp xuống. Nhìn chung, ở phần sau ngôi nhà này đã bị sụp xuống trầm trọng.

Riêng ở phần trước của ngôi nhà, năm 1969 ông Trần Văn Miên đã cho sửa chữa lại. Các bức tường xây bằng xi măng quét vôi trắng, lắp thêm các cánh cửa bằng gỗ sơn màu xanh, làm thêm hàng lan can ở hiênnhà và sàn hiên được lát gạch trán men.

IX.Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:

Với giá trị đã nêu ở trên của ngôi nhà, thì việc bảo vệ giữ gìn ngôi nhà là rất cần thiết. Nhà ông Cả chủ yếu sẽ được sử dụng vào việc nghiên cứu về lọai hình nghệ thuật chạm trỗ điêu khắc ở đầu thế kỷ XX này.

X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:

Ngày 7 tháng 5 năm 1992 lần đầu tiên ngôi nhà được Hội đồng bảo vệ di tích bao gồm các đồng chí đại diện cho chính quyền xã Long Hựu Đông và các cán bộ quản lý di tích Nhà Bảo tàng tỉnh Long An lập biên bản qui định khu vực bảo vệ di tích. Biên bản đã được chính quyền xã Long Hựu Đông chứng thực.

Với giá trị ấy, năm 1997 Nhà Trăm cột đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia (số2890-VH/QĐ/27.09.1997).

                                                                                 

Di tích Lịch sử -Văn hóa 
Đồn Rạch Cát

–²—

I. Tên gọi của di tích:

Đồn Rạch Cát là một căn cứ quân sự của thực dân Pháp,gọi là Đồn Rạch Cát vì nó được xây dựng bên cạnh con sông Rạch Cát. Ngoài ranhân dân vẫn thường gọi là Đồn Rạch Cát.

II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:

Di tích Đồn Rạch cát trước kia thuộc ấp Long Ninh, xãLong Hựu Đông, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn. Hiện nay là xã Long Hựu Đông, huyệnCần Đước, tỉnh Long An, Đồn nằm cạnh con sông Rạch Cát cách thị trấn Cần Đước14km về phía Đông. Du khách có thể đi đến di tích bằng những con đường như sau:

Đường bộ: từ thị xã Tân An đi theo quốc lộ I ngược lênhướng Bắc 20km đến ngã ba Gò Đen, rẽ phải đi theo hương lộ 16 khoảng 8km đếnngã tư Xoài Đôi rẽ phải theo hương lộ 18 khoảng 6km đến ngã ba Tân Lân đi tiếp3km về phía bên phải theo liên tỉnh lộ 50 đến thị trấn Cần Đước. Từ đây đi theohương lộ 23 khoảng 7km đến kinh nước mặn qua đò đi thêm 7km nữa là đến Đồn RạchCát.

Đường thủy: du khách có thể đi đến di tích theo consông Rạch Cát, Vàm cỏ, Nhà bè.

III. Sự kiệnnhân vật lịch sử liên và thuộc tính di tích:

Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự do thực dân Phápxây dựng với tầm cở lớn nhất nhì trên đất nước Việt Nam. Sức đề kháng của Đồn có thểchống lại tất cả các loại đạn pháo hạng nặng và được trang bị vũ khí trong pháolớn với mục đích phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng, là xâm lược lâu dài đấtnước ta, chống lại các đế quốc khác muốn tranh giành Việt Nam, bảo vệ thuộcđịa, bảo vệ cơ quan đầu não của chúng ở Sài Gòn.

Tại đây chúng có thể kiểm soát được tuyến đường sôngtừ Miền tây lên Sài Gòn, kiểm soát của 3 con sông lớn: Rạch Cát Vàm cò, Nhà bèkhống chế khu vực Cần Giờ - Vũng Tàu và khống chế con đường thông thương giữabiển với đất liền (Vàm Tuần Soài rạp)

Cho đến thế kỷ 20 vùng đất này còn là một khu vựchoang vu cây cối rậm rạp. Năm 1902 thực dân Pháp đến đây nghiên cứu và nhậnthấy đây là một vị trí chiến lược quan trọng nên đã quyết định xây dựng mộtpháo đài với ý đồ là lập tại đây một căn cứ quân sự trước mắt là phòng thủ.Chúng bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1903 cho đến năm 1910 mới hoàn thành.Đầu tiên chúng cho tàu chở cát đá đến đổ thành từng đống nhưng trận bảo nămthìn (1904) đã cuốn đi rất nhiều, cho đến năm sau công việc xây dựng mới tiếnhành được.

Về nhân công thì bọn thầu tư bản lớn ở Sài Gòn lãnhlàm với sự chỉ đạo trực tiếp của bọn chuyên viên người Pháp. Bên cạnh đó nhữngcông việc đào móng, đóng cừ nặng nhọc thì bắt dân địa phương và dân các vùnglân cận đến làm. Tất cả các bộ phận quan trọng của hai khu vực bên trong và bênngoài đồn đều được xây dựng từ thời kỳ đầu tiên này.

Năm 1930 trước nguy cơ Phát xít Nhật xâm lược ĐôngDương, thực dân Pháp cho quân về sửa sang lại Đồn Rạch Cát trang bị thêm súngpháo xây dựng thêm nhà ở, hồ chứa nước.

Tháng 11 năm 1945 thực dân Pháp trở lại chiếm Đồn RạchCát chúng cho sửa sang lại nhà sàn bên ngoài đồn, cất thêm doanh trại để ở. Từđó về sau Đồn Rạch cát không được xây dựng thêm bộ phận quan trọng nào nữa kểcả thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Khi Mỹ ngụy về chiếm đóng, Đồn RạchCát cũng chỉ được trang bị thêm vũ khí mà thôi.

Năm 1910 Đồn Rạch Cát được xây dựng hoàn thành, thựcdân Pháp cho quân về đóng ở đây, cầu tàu là nơi bọn Pháp dùng làm bến đổ củacác tàu quân sự cung cấp vũ khí đạn dược cũng như đến đây mang vũ khí đi tiếptế cho các nơi khác. Ý đồ của chúng là lập ở đây một căn cứ quân sự vì đây làmột vị trí thuận tiện cho việc kiểm soát giao thông đường sông. Đồng thời cũnglà một hệ thống liên quan đến Vũng Tàu, tạo thế vững chắc trong chiến tranh.

Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc, thực tế ởđây không có gì xãy ra như suy đoán của bọn Pháp. Song một nơi khác cần sự tiếptế nên chúng đã chở đi 4 khẩu trọng pháo, chỉ để lại đồn những khẩu súng nhỏ.Lính Pháp phải rút đi chi viện cho chiến trường. Chúng chỉ để lại đây một độiquân ô hợp gồm lính người Việt và lính Miên (Campuchia) dưới sự chỉ huy của tênđội người Pháp. Ngoài ra còn có một số người chuyên phục vụ lao chùi súng vàmáy móc, trong các lô cốt. Đội quân này có nhiệm vụ giữ đồn đồng thời liên lạcthường xuyên với Vũng Tàu hàng ngày vào lúc 17 giờ bằng hệ thống điện đài.

Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ, trước nguycơ phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân pháp cho quân về sửa sang lạiĐồn Rạch Cát, chúng xây thêm hai mâm pháo ở phía hai bên đồn để đặt hai khẩupháo M 138, đặt thêm 7 khẩu pháo súng 75 ly, xây thêm một dãy hồ nước gắn vớimặt tường bên trong chúng còn cất thêm nhà ở bên ngoài đồn.

Để củng cố hệ thống giao thông và thông tin liên lạcPháp cho 400 lính công binh chia làm hai toán đóng tại Đình Long Hựu và đóngtại đồn đắp lại hương lộ 23 từ Chợ Kinh về đồn (trước khi xây dựng đồn Pháp đắpcon đường này nhưng chưa rải đá khi chúng bỏ đi thì nhân dân ta phá hỏng rấtnhiều). Lúc này chúng rải đá đỏ lên mặt đường, trồng nhiều trụ điện, bắt đườngdây điện thoại để liên lạc với cấp trên ở Sài Gòn.

Năm 1940 thực dân Pháp cho tàu chở cây về làm cứ ở bảiđất canh đồn bên mé sông Rạch Cát với ý đồ ngăn sông để kiểm soát tàu bè qualại. Ban đêm thì kéo dây cáp ngăn lại công việc đang tiến hành thì ở nước Phápbị bọn phát xít Đức xâm lược. Ở Đông Dương thì nhật đánh chiếm Việt Nam.Trước tình hình đó bọn giặc ở Đồn Rạch Cát gấp rút củng cố lại cho binh línhtúc trực sẵn sàng chiến đấu 100%. Chúng còn cho lính đi đốn cây ngăn lộ để cảntrở bước tiến của đối phương.

Ngày 9/3/1945 Nhật làm đảo chính, thực dân Pháp đầuhàng ở Sài Gòn nhưng ở Đồn Rạch Cát bọn lính vẫn không hay biết gì, chúng bịmất liên lạc với Sài Gòn, mãi đến 3 ngày sau một tên Đại úy Nhật mang danhTrưởng xưởng đóng tàu (sau khi chiếm Long Hựu thực dân Pháp có mở một xưởngđóng thuyền ở Chợ kinh), cho mời chỉ huy Đồn Rạch Cát đến bàn công việc. Haitên chỉ huy Pháp đến gặp thì tên chỉ huy Nhật cho biết tin về cuộc đải chính vàbuộc bọn Pháp phải đầu hàng và phải giao đồn cho chúng. Sau đó Nhật cho línhđến chiếm đồn, hạ cờ Pháp xuống dương cờ Nhật lên, bọn Pháp bị đưa xuống tàuchở đi. Khoảng một tuần sau bọn Nhật lại cho tàu đến chở đi 7 khẩu súng Pháp 75ly của đồn, một số đạn dược, súng ống và cho 5 tên ở lại giữ đồn.

Tháng 8 năm 1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh bọnNhật ở đây bí mật rút đi bỏ đồn lại. Nhân dân xã Long Hựu đáp lời kêu gọi củaMặt trận Việt minh lập đội Thanh niên Tiền phong dùng gậy gộc, giáo mác nổi lêngiành chính quyền kéo đến chiếm Đồn Rạch Cát, dở doanh trại của lính và một dãynhà sàn trước đem về lợp Hội quán. Đồng thời cắt lực lượng canh giữ đồn, canhgát tàu thuyền qua lại, sửa chữa pháo M 138 và chở đi một số súng đạn đem chiviện cho các nơi khác. Trong thời gian này ra cử hai tung đội chính qui đếntrấn giữ đồn (về sau lực lượng này bị quân Anh – Pháp đàn áp mạnh nên phải rútđi).

Tháng 11 năm 1945 quân Anh hỗ trợ cho thực dân Pháptái chiếm lại đồn. Chúng cất thêm doanh trại cho vợ con bọn lính sửa lại khunhà sàn để ở. Năm 1947 Pháp cho tàu chở đi toàn bộ máy móc trong hai ụ súng,phá luôn đường ray xe gòong từ cầu tàu. Thực dân Pháp sử dụng bọn mật thám taysai chỉ điểm cho lính truy lùng bắt những người tham gia cách mạng của Long Hựunhững xã lân cận như Tân Tập, Đông Thạnh (Cần Giuộc) và những nơi khác đem vềtrong nhà máy phát điện (toàn bộ máy móc bên trong của nhà máy chúng đã chở đi)và tra tấn đánh đập rất dã man. Còn những người khác thì chúng bắt làm lao dịchxung quanh đồn.

Sang năm 1948 phong trào diệt ác ôn, cảnh cáo, giảitán tề xã phát triển mạnh nên bọn Pháp càng củng cố gắt gao. Ban ngày chúng đicàn quét bắn phá bắt những người tình nghi, bắt luôn cả những dân thường về đồngiam lại. Ban đêm thị cho bắn pháo xung quanh để uy hiếp những người bị bắt vềđồn phải chịu những cực hình tra tấn rất dã man của thằng chỉ huy người Pháptên là Sale (nhân dân còn gọi là Ách cò ngéo vì nó thường sử dụng cây gậy cóngéo để tra tấn tù nhân) mỗi lần tra tấn hắn dùng móc của đầu gậy ngoắc cổ tùnhân làm cho người ta té xuống đất rồi giậm giày lên ngực, lên bụng cho hộc máura. Hắn cho lính đứng 4 góc để đánh người (lối đánh tứ trụ) hoặc treo tù nhânlên cây trắc mộc quanh đồn (chúng gọi là tàu bay Việt Nam) tra điện hoặc phơi nắng tùnhân ngoài cầu tàu. Khi tra tấn không có kết quả hoặc đã khai thác hết tư liệuchúng đem tù nhân ra bắn tại cầu tàu rồi vứt xác xuống sông cho trôi ra biểnnhiều người mà đa số là nông dân ở vùng lân cận, xà lim trong đồn không đủ chỗđể nhốt chúng đưa lên nhốt ở tầng trên cùng của đài quan sát có lính gát ở bêndưới. Nhiều người muốn trốn về bằng cách nhảy xuống đất liền bị chúng đem racầu tàu bắn bỏ. Nhiều hôm chúng bắn hàng loạt từ 5 – 7 người cùng một lúc. Tínhbình quân mỗi tuần chúng giết hại nhân dân cán bộ ta khoảng 5 người. Nơi nàyđược coi là điểm giết người tập trung của thực dân Pháp. Cũng tại Đồn Rạch Cátnày củng cố những gương anh hùng bất khuất của các chiến sĩ cách mạng sẵn sànghy sinh để bảo vệ đồng chí, bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhiều đồng chí đã lấy máumình viết lên những khẩu hiệu ở nhà lao, khắc lên tường vôi những dòng chữ kỷniệm bằng móng tay, mảnh sành, mảnh chai, những dấu vết đó vẫn còn tồn tại chođến nay. Ngoài việc bắt bớ giam cầm cán bộ cách mạng bọn giặc còn bắt dân đếnđây làm lao dịch, làm xâu cho chúng, mỗi một tháng từ 15 – 20 người mới đượccấp giấy gọi là giấy trình diện. Những tên ác ôn trong thời kỳ này là: Ách còngéo, Bảy Thạch, Tư Niên, Ba Nôi, Cao Bội.

Sau thất bại của trận Điện Biên Phủ (1954) quân Pháprút khỏi Việt Nam.Đế quốc Mỹ thay chân Pháp nhảy vào Việt Nam can thiệp và dựng lên chínhquyền tay sai Ngô Đình Diệm năm 1956. Tiểu đoàn 62 của ngụy về đóng tại đồn vớitrang bị 12 khẩu pháo 75mm bắn ra xung quanh tới cả vùng Rừng Sát. Từ nơi nàyđịch tỏa ra càn quét quân đội Bình Xuyên, bắt về trên 200 người nhốt trong xàlim đồn nay còn gọi là khám Bình Xuyên. Năm 1956 tiểu đoàn 62 rút đi giao đồnlại cho một tiểu đội lính quân Cần Đước trấn giữ do tên Tư Khuê chỉ huy. Năm1958 tiểu đội này chuyển đi nơi khác chính quyền ngụy quận Cần Đước đưa về 4người lính và tên Hai Lái làm trưởng đồn. Ngay khi đội Lái về, ta đã giác ngôvận động ông ta khai thác sắt, chì trong đồn giao cho cách mạng chế tạo vũ khí.Ngoài ra đội Lái còn cho đi bán ở Sài Gòn.

Từ năm 1958 – 1960 đội Lái đã nhiều lần móc nối bángang, sắt trong đồn. Sau đó đội Lái bị phát hiện và bị sa thải. Mặt trận Dântộc Giải phóng Miền Nam ra đời đã vận động anh em binh lính theo cách mạng vàđem số gang, sắt còn lại đem nộp cách mạng để cung cấp cho các công trường chếtạo vũ khí của tỉnh đóng ở vùng Rừng Sát và Bình Hòa Tân Lân Cần Đước, còn sốgang, sắt, chì khai thác được (chủ yếu là chì) ước tính khỏang 2.000 tấn.

Sau khi số lính nghĩa quân ở đây bỏ đi đồn bị bỏhoang, nhân dân ở đây và cán bộ địa phương đã dùng các phương tiện nguyên liệusẵn có để chế tạo vũ khí ngay trong đồn và dùng nơi này làm đim hội họp cho đếnnăm 1962. Trong thời gian này vì biết Mỹ Diệm sẽ chiếm lại đồn ta đã giật sậphai đài quan sát phía ngoài đồn, phá luôn các khu nhà sàn còn lại nhằm gây cảntrở cho giặc. Năm 1962 bọn ngụy ở Long Hựu kết hợp với quân lực lượng của quậnCần Đước đánh chiếm đồn giết chết 9 cán bộ của ta và phá hoại cơ sở chế tạo vũkhí. Sau đó chúng rút đi đồn lại bị bỏ hoang cho đến năm 1966. Trong thời gianđó ta dùng nơi này làm địa điểm hội họp và đưa nhân dân vào đây lấy số sắt,gang trong đồn tiếp tế cho công trường chế tạo vũ khí.

Năm 1967 lực lượng Mỹ sư đoàn 9 kết hợp với sư 25 ngụyđánh chiếm xã Long Hựu và biến Đồn Rạch Cát thành căn cứ quân sự của chúng. Bọnđịch cho trang bị thêm vũ khí đặt pháo 105 ly, đài rada, rào kẽm gia quanh đồn.Cho xe ủi đất san bằng phẳng xung quanh, đặt nơi đây một sân bay dã chiến, banngày chở quân đi càn quét bố ráp ở những vùng lân cận, đêm về đóng tại đồn,chúng còn dùng bao chứa cát phòng thủ xung quanh đồn. Khoảng 6 tháng sau phongtrào đấu tranh của nhân dân tạm thời lắng xuống bọn Mỹ rút đi chỉ còn lại sưđoàn 25 ngụy đóng ở đây.

Năm 1968, khi sư đoàn 25 tiến công bình định các xãcủa huyện Cần Giuộc như Tân Tập, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây…Mỹ cho lực lượng tàu chiến đậu dọc sông cạnh đồn, bắn pháo từ trên tàu để yểmtrợ cho bọn ngụy, cũng trong thời gian này vì cầu tàu đã hỏng địch cho cẩu mộtđoàn cầu sang bên kia bờ sông.

Sư đoàn 25 ngụy bỏ đi giao đồn lại cho bọn nghĩa quângần đồn trong khoảng thời gian từ 1968 – 1975 bọn lính đập phá các hồ nước bênngoài để làm nơi nhốt bò đào một hào bên trái đồn để nuôi cá. Đến ngày30/4/1975 thì lực lượng này tan rã hoàn toàn. Sau khi giải phóng lực lượng bộđội tỉnh Long An về đóng tại đồn cho đến năm 1976 mới chuyển đi. Năm 1978 lựclượng của Công an huyện dùng nơi đây để tổ chức học tập cho số ngụy quân, ngụyquyền. Trong thời gian này có xây thêm hai bức tường ngăn lối vào hai ụ pháokhông cho từ binh vượt ra ngoài. Năm 1979 lực lượng Công an huyện bàn giao đồnlại cho tiểu đoàn 503 của tỉnh tới năm 1980 đại đội pháo 105mm của tỉnh Long Anvề đóng giữ tại đây và năm 1983 có thêm một đơn vị bộ đội biên phòng đến ở. Năm1989 bội đội biên phòng rút đi chỉ còn đơn vị pháo 105mm đóng giữ cho đến nay.Trong thời gian này hai bức tường xây ngăn lối vài hai ụ pháo bị đâp bỏ.

Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự được thực dânPháp xây dựng lên để phục vụ cho mục địch chiến tranh xâm lược của chúng. Vớicấu trúc này cho thấy Đồn Rạch Cát có sức đề kháng và phòng thủ rất tốt cũngnhư tấn công vào đối phương rất lợi hại.

IV. Loại ditích:

Đồn Rạch Cát là một di tích lịch sử.

Đồn Rạch Cát còn là một di tích kiến trúcquân sự. Nó không phải là một chiến hàohay hầm cố thủ bình thường mà là một pháo đài kiên cố được xây dựng với một kỷthuật rất cao để đảm bảo sự bền vững và để phát huy tính năng tác động của đồn.

V. Khảo tả ditích:

Đồn Rạch cát nằm trên một doi đất cạnh consông Rạch Cát phía Đông giáp sông Soài Rạp, phía Tây giáp ấp Long Ninh, phíaNam giáp sông Vàm Cỏ và phía Bắc giáp sông Rạch Cát. Trước đây đồn có diện tíchlà 30.000m2  (bề ngang 100m,bề dọc 300m). Đồng đất xung quanh do pháp quản lý la 22ha có cắm cột mốc dâncòn gọi là đất Tây, theo qui định hiện nay là Đồn Rạch Cát có diện tích là100.893 m2 luôn cả đất xung quanh, riêng khu vực xung quanh tườngbao bọc có diện tích là 11.889m2. Đồn Rạch Cát được xây dựng bao gồmhai khu vực.

Khu vực xung quanh bên ngoài tường là khuvực bên trong từ tường khu vực bên ngoài chủ yếu là phía trước đồn, thực dânPháp cho xây dựng lên một số bộ phận mà bây giờ hầu hết đã đỗ nát hư hỏng chỉcòn lại vết tích.

Cách đồn hơn 200m về phía bắc là một cầutàu xây bằng xi măng dài 50m rộng 2,4m hai bên lan can. Trên mặt cầu tàu từ bờsông Rạch cát vào chúng xây một hồ nước tròn giống như cái giếng, có đường kínhlà 2,7m cao 1m. Bên cạnh là lò bánh mì (bây giờ chỉ còn lại nền gạch). Tiếp đếnlà một hồ nước hình vuông có chiều cao 2,5m, các cạnh là 4,32m và 5,50m rồi đếnnhà máy phát điện có chiều cao là 4,5m , các cạnh là 7m và 7,8m. Phía trongcùng của cụm kiến trúc này là một đài quan sát cao 20m có gắn đèn tín hiệu cònphía trước cổng đồn là một đài quan sát khác cao 25m có trang bị hệ thống ốngnhòm (viễn kính) quan sát với bán kính trên 10km. Ở phía tây cách đồn hơn 100mlà một hồ chứa nước hình vuông giống như hồ nước, ở phía bắc có chiều cao là 3mcác cạnh là 4,55m và 4,65m. Xung quanh đồn Pháp cho nhân công đào hào lấy đấtđắp cao lên rồi xây một miệng cống ở phía bắc để chắn nước từ bên ngoài vào khicần vì nước ở trong hào dùng để chạy máy. Ngoài ra bọn Pháp còn cất hai dãy nhàsàn một ở phía bắc ngoài bờ sông Rạch Cát, một ở gần hồ nước phía tây (bây giờchỉ còn lại vết tích) vách tường mái lợp thiếc, sàn bằng gỗ để cho bọn chúng ởvà làm việc.

Bộ phận chính của đồn: cho đến nay chúngtôi chưa có đủ tài liệu trong tay nói về quá trình xây dựng của công trình nàyvà mặc khác thực trạng của Đồn Rạch cát không cho phép chúng tôi khảo sát đượchết toàn bộ (các tầng hầm đã bị ngập nước) để miêu tả tỉ mĩ hơn về từng bộ phậncủa đồn. Tuy vậy qua lời kể của nhân dân cũng như được chứng kiến những bộ phậncòn lại trên mặt đất thì đây quả là một công trình đồ sộ hết sức kiên cố hơnbất cứ một thành lũy nào ở thời kỳ này đã được Pháp xây dựng trên đất nước ViệtNam.

Ngoài cùng là một bứctường bê tông dài 70cm, cao 5m dài 84m, chạy dọc bờ tường là hai hàng lỗ châumai một hàng trên và một hàng dưới (hàng dưới sau này bị bịt kín để xây một dãyhồ nước), phía bên ngoài chân tường là một hào giao thông. Cổng chính (duynhất) của đồn nằm ở phần trung tâm bờ tường, cổng rộng 2,4m, hai cánh cổng bằngsắt dày 0,12cm, nóc cổng hình vòm bên trên có chữ “pháo đài Rạch cát 1910” bằngtiến pháp. Phía bên ngoài cổng là một cái cầu bằng xi măng dài 17m, rộng 2,5mbắt qua các hào bên ngoài tường. Bên trong bờ tường về sau thực dân Pháp choxây một dãy hồ nước cao 2m gắn liền với tường vì thế hàng lỗ châu mai bên dướibị bịt kín. Bên trong bờ tường bao gồm 2 cụm đối xứng nhau (qua cái cổng) ởphía bắc và phía nam với hệ thống xây dựng và trang bị máy móc khác nhau.

Đồn được cấu thành hai hệ thống một hệthống chìm nằm dưới lòng đất và một hệ thống nổi bên trên, chúng cho xây dựngbằng bê tông từ dưới lên và chia ra nhiều tầng. Tính từ dưới đáy lên có 5 tầng,3 tầng chìm và 2 tầng nổi. Trên nóc tầng cao nhất có đặt hai mâm pháo để chứa 4khẩu trọng pháo (loại 605mm) đường kính của mâm pháo là 6m, phía trước củathành bao bọc có hai lỗ để nòng pháo đưa ra ngoài hình bầu dục có cạnh cao80cm, rộng 50cm. Toàn bộ hệ thống ụ pháo này đều bằng sắt, riêng thành sắt dàykhoảng 10cm bên trên nóc có một mô sắt dày 10cm (hình dạng hình mô rùa) dùng đểquan sát và chỉnh pháo. Từ ụ sắt trên cùng này thông thương được với tầng dướibằng các cầu thang sắt ở tầng dưới của ụ pháo được chia ra thành nhiều phònghình cánh cung, ở tầng thứ tư ngay mặt đất có đường ray vào ụ pháo để xe gòongchở đạn và các thiết bị cho pháo, cũng ở tầng thứ tư bên cạnh mỗi ụ pháp là mộtnhà máy phát điện nhằm cho việc bắn pháo (pháo bắn bằng điện) và cung cấp điệncho các tầng hầm ở phía dưới. Hai ụ pháo này có cấu tạo xoay tròn được để cóthể bắn về bất cứ hướng nào. Khoảng giữa hai ụ pháo ở tầng mặt đất chúng xâydựng một vài phòng ở kết cấu các phòng giống nhau, hai đầu cùng ở bên có hìnhtam giác. Các phòng ở giữa cao 2,5m, bên trên tầngnhà có hai ống sắt thông bên trên nóc đồn. Hai đầu của dãy phòng ở này là cácphòng dùng làm kho chứa vũ khí, các phòng này được xây dựng theo độ cong cấutrúc của đồn nên chúng có khi là một tứ giác khi là một tam giác. Ở phần kiếntrúc này bên trên có lát gạch tráng men màu nâu để chống thấm và để làm sànchơi giải trí của bọn Pháp.

Ngoài hai ụ pháo bằng sắt ra xung quanhđồn còn được trang bị nhiều lô cốt để đặt súng máy. Ở trên nóc phần giữa đốidiện với cồng đồn địch cho xây dựng một lô cốt bằng bê tông cao 130cm có nhiềulối đi gấp khúc để tránh đạn và súng máy được bố trí ở nơi này. Ở hai bên phíangoài cùng Pháp xây hai mâm pháo bằng bê tông đường kính 6m xung quanh có thànhbao bọc để đặt hai khẩu pháo M 138 nặng 5.500kg; khẩu bên phải có ký hiệu M138, R 1927, 5.500kg và khẩu bên trái M 138, 1924, R 1927N4, 5.500kg. Bên dướihai mâm pháo này là các phòng làm nơi trú ẩn. Các bộ phận kiến trúc từ mặt đấtlên được gắn liền với nhau tạo thành một bức tường vững chắc để chống đở bảo vệlấy các phần bên ngoài của đồn.

Nhìn chung Đồn Rạch cát thực dân Pháp đãcho thiết kế xây dựng cách nơi đặt pháo, ụ chiến đồn rất kiên cố và theo đúngkỹ thuật quân sự làm cơ sở chống lại và ẩn nấp rất tốt khi bị tấn công. Tất cảcác nóc đồn, bức tường đều được đổ bê tông cốt sắt dày từ 60 – 100cm có loạisắt dày 2 – 3cm đường kính với kỷ thuật xây dựng này đã tạo cho Đồn Rạch Cát chịuđược đạn pháo lớn mà không bị hủy hoại.

VI. Các hiện vật trong di tích:

Hiện nay Đồn Rạch Cát còn hai khẩu pháo M138.

VII. Giá trịlịch sử, khoa học nghệ thuật, văn hóa của di tích:

Đồn Rạch cát là một khu di tích vừa có giá trị lịch sửvừa có giá trị về kiến trúc. Nói về giá trị lịch sử nơi đây đã có biết baonhiêu sự kiện diễn ra suốt từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Đó là những hành động tộiác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đó là những gương hy sinh anh dũngcủa các chiến sĩ cách mạng, là những nổi đau nhọc nhằn của những người dân phảiđổ sức lực xương máu của mình để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của thực dân, đếquốc. Đồn Rạch Cát còn nói lên sức mạnh của sự xâm lược của một đế quốc hùngmạnh với một dân tộc nhỏ bé vì vậy sự thất bại của chúng càng thảm bại chuacai.

Về giá trị nghệ thuật thì pháo đài Rạch Cát là mộtđiển hình về kiến trúc đồn lũy, đồn được xây dựng như một hệ thống liên hào chophép sức chi diện hỗ trợ tối đa cho các khu vực trong đồn. Phía trước đồn làbức tường thành án ngữ cho phép địch có tầm quan sát xa rộng, đối phương khótiếp cận thành ở cự ly 500m. Đối với tầng trên của đồn là một trận địa chiếnđấu liên hoàn được trang bị pháo và công sự thép triệt để cho việc sử dụng bởinhững kết cấu hoàn thiện. Chính những lớp bê tông cốt thép dày và được xây dựngtheo hình trượt đã làm cho các loại súng pháo bắn thẳng từ mặt sông vào đều vôhiệu hóa. Dãy phòng ở trong Đồn Rạch Cát được xây dựng như những cái hầm nhiềungõ ngách để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của con người.

Toàn bộ cấu trúc của pháo đài Rạch Cát đã tạo được thếchủ động trong việc tấn công và rút lui khi xãy ra chiến sự. Đây là một côngtrình được xây dựng với một qui mô đồ sộ và hoàn hảo. Với chất liệu và thiết kếxây dựng Đồn rạch cát đủ độ dùng thời gian đáng khâm phục, nhiều bộ phận trongđồn đến nay vẫn còn bền vững thách thức trước sự tác động hủy hoại của thiênnhiên.

VIII. Tình trạng bảo quản di tích:

Tính từ năm xây dựng hoàn thành cho tới nay Đồn Rạchcát có niên đại gần một thế kỷ (82 năm). Trải qua một thời gian dài như thế lạiở ngay trên đất nước chiến tranh xãy ra liên miên. Đồn Rạch Cát cũng phải chịusự thay đổi liên tục của con người và những tác động của họ vào nó. Các đơn vị,các tổ nhóm đến trấn giữ đồn lúc thì là ta, lúc thì là địch tùy theo quan điểmcủa mỗi bên về căn cứ này phục vụ cho mục đích gì mà họ phá phách hay là bảo vệsửa sang cho nó: đối với bên ta thời kỳ chiến tranh cho đây là cơ sở của kẻđịch xây dựng lên phục vụ cho mục đích chiến tranh cho việc tiêu diệt đốiphương (cách mạng) của chúng. Vì vậy mỗi lần làm chủ căn cứ này ta đã tìm cáchkhai thác nguyên vật liệu (gang, sắt, chì, đồng) để chế tạo vũ khí với phươngchâm lấy của địch để đánh lại địch cho nên nhiều bộ phận trong đồn bị mất máthư hỏng. Nói chung đồn chưa được bảo quản về mặt khoa học, tình trạng bỏ hoangđã đến việc thiên nhiên và con người đã “gậm nhấm” dần di tích. Thực tế ở đồnbây giờ không còn nguyên vẹn như đã khảo tả ở phần trên nữa mà có những khu vựcchỉ còn là khu phế tích mà thôi. Cầu tàu trong thời gian Mỹ chiếm đóng đã bịhư, địch cho máy bay cẩu một nữa sang bên kia bờ sông để khỏi cản trở khúc sôngnày, đoạn còn lại hiện nay dài 32m các hố nước bị bọn ngụy đập một cửa lớn làmnơi nhốt bò. Hai đài quan sát chỉ còn lại chân móng và phần trên sập xuống nằmbên cạnh, các dãy nhà sàn, lò bánh mì chỉ còn lại chân cốt sàn. Chỗ có nhà máyphát điện bọn chúng dùng làm nơi giam giữ cán bộ cách mạng.Sau này là tương đốibị phá hoại song các máy móc bên trong thì không còn nữa. Miệng cống xi măngthì còn nguyên không bị hủy hoại.

Ở phía bên trong khu vực đồn các mô súng, các khẩupháo và những thiết bị bằng sắt đã rỉ sét. Lớp vôi bên ngoài các phòng đã bịtróc, một số phòng bị rỉ nước. Những bộ phận cấu tạo bằng gang, chì, sắt bị lấyđi rất nhiều, đường ray xe gòong bị phá hỏng, các tầng hầm dưới mặt đất bị ngậpnước không thể xuống được. Vùng đất phía sau đồn trước đây rộng ra khoảng 10hanhưng sau do xâm thực của dòng sông Rạch Cát nó đã bị lỡ sát chân đồn. Năm1990, bộ đội và nhân dân tỉnh Long An đã đắp một con đê bằng xi măng và đá hộcbọc quanh phía sau chân đồn để chống sự xâm thực của dòng nước, diện tích hiệntại của đồn do pháo 105mm quản lý là 3,2ha.

IX. Cácphương án bảo vệ di tích:

Một điều không thể chối cải rằng việc bảo vệ và giữ ditích Đồn Rạch Cát là một vấn đề rất cần thiết vì nó là một tư liệu rất thực tếcho các nhà kiến trúc trong nước củng như trên thế giới nghiên cứu về côngtrình nghệ thuật này.

Để nghiên cứu các tầng hầm ngầm bên dưới xem độ nôngsâu thế nào bao gồm những bộ phận gì và con đường thông thương giữa hai cụmkiến trúc bắt và nằm ra sao thì cần phải có biện pháp làm khô cạn lượng nướchiện có ở phần này thì mới xuống được.

Phải có phương án xây dựng để điều chống dòng nước xâmthực và những phương án gia cố chống đỡ các phần bị sụp lỡ hay tróc.

Về phần tôn tạo nên xây dựng khu vực đón tiếp kháchtham quan xây bia căm thù ở gần cầu tàu nơi ghi dấu tội ác của bọn thực dânPháp đối với cán bộ và nhân dân ta. Có thể xây dựng một phòng trưng bày ngaytại di tích giới thiệu về lịch sử của đồn nhằm giáo dục cho khách tham quanhiểu rõ hơn về nội dung của di tích.

X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:

Ngày 15 tháng 8 năm 1990 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh LongAn đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đơn vị pháo 105mmtrực tiếp quản lý với diện tích 32.000m2.

Ngày 7 tháng 3 năm 1992 Hội đồng qui định khu vực bảovệ di tích lịch sử văn hóa gồm các đồng chí đại diện chính quyền địa phương xãLong Hựu Đông, các đồng chí cán bộ nghiên cứu di tích và đơn vị chủ quản ditích đã thống nhất qui định khu vực này bảo vệ di tích với diện tích 100.893 m2.

UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích Đồn Rạch Cát là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh