Lịch sử
Long Hựu Đông là một trong hai xã vùng hạ phía đông của tỉnh Long An có diện tích tự nhiên là 2076,33 héc ta với địa bàn phía bắc giáp xã Đông Thạnh huyện cần giuộc phía nam giáp xã Long Hựu Tây phía đông giáp sông Vàm cỏ nối liền cửa sông Soài Rạp ra biển Đông phía tây giáp xã Phước Đông có kênh nước mặn là điểm nối các tỉnh miền tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông nam bộ có tuyến tỉnh lộ 826B bắt đầu từ quốc lộ 50 đến đồn Rạch Cát tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế xã hội. Được vây quanh bởi sông Vàm Cỏ và Kênh Nước Mặn nên xã Long Hựu Đông nằm trên mối giao thông đường thủy quan trọng không những giới vùng biển Cần Giờ mà còn cả giới Sài Gòn và miền đông cũng như miền tây nam bộ.
Ngoài vị trí địa lý thuận lợi thì xã Long Hựu Đông còn có nhiều di tích lịch sử điển hình như di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Trăm cột thuộc ấp Cầu Ngang được xây dựng vào năm 1901 bằng gỗ cẩm lai, gõ đỏ; di tích lịch sử đồn Rạch Cát được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1910 hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ quân và dân xã đông bộ đông đã một lòng theo đảng quyết hy sinh xương máu chống lại sự áp bức bất công của hai ách thống trị để giành lại độc lập dân tộc thống nhất đất nước đóng góp vào công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước xã Long Hựu Đông có 194 liệt sĩ anh dũng đã hy sinh có 6 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, 40 thương thương bệnh binh và 324 gia đình có công với cách mạng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước nhân dân xã Long Hựu Đông không ngừng ra sức học tập lao động vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quyết tâm thực hiện các chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.